HTX Tân Hưng Thịnh: Bảo tồn, phục tráng giống sâm “tiến Vua”

Thứ sáu - 21/05/2021 04:14 0
Được coi là giống "Đại Việt đệ nhất danh Sâm", sâm Thổ hào vốn từng bị khai thác cạn kiệt trong tự nhiên. Thời gian gần đây, bằng những nỗ lực tìm nguồn giống, ươm mầm, bảo tồn, giống sâm này đang dần trở lại và mang thêm nhiều nguồn lợi cho người nông dân ở Thanh Chương, Nghệ An.
Sâm thổ hào là loại cây thân thảo sống nhiều năm, cao từ 30-50 cm, rễ củ có hình trụ có màu trắng nhạt dài từ 15- 40 cm, thân cành có thể mọc đứng cũng có khi bò lan tỏa ra mặt đất, cành có hình trụ, lá mọc so le dưới gốc, có hình trái tim.
Sâm thổ hào  trước kia có nguồn gốc tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương ( Nghệ An). Qua thời gian những gốc sâm Thổ Hào tự nhiên bị khai thác dần cạn kiệt. Để phục hồi loại sâm quý "tiến vua", UBND huyện Thanh Chương đã phối hợp với Sở KHCN cùng HTX Tân Hưng Thịnh tìm nguồn giống, ươm mầm, bảo tồn loài sâm được ví "Đại Việt đệ nhất danh Sâm" là dược liệu quý để dâng vua, tiến chúa từ những năm 1400.
 
Sở KHCN cùng UBND huyện Thanh Chương và HTX Tân Hưng Thịnh đi kiểm tra mô hình trồng sâm thổ hào
 
Sâm thổ hào là loại cây thân thảo sống nhiều năm, cao từ 30-50 cm, rễ củ có hình trụ có màu trắng nhạt dài từ 15- 40 cm, thân cành có thể mọc đứng cũng có khi bò lan tỏa ra mặt đất, cành có hình trụ, lá mọc so le dưới gốc, có hình trái tim.
 
 
Hoa của sâm thổ hào thường có 2 màu đỏ và màu vàng khác gốc, cuống hoa dài. Quả hình trứng nhọn, có khía dọc, khi quả chín các khía nứt ra thành 5 mảnh, hạt màu nâu đen.

Thời gian trồng cây sâm Báo vào giữa tháng 2 (từ 15-20/2) là thời kỳ thời tiết không còn các đợt rét kéo dài, chỉ có mưa xuân và ấm dần lên. Thu hoạch từ tháng 11 trở đi. Sâm Báo thích hợp với đất nhiều mùn, tơi xốp, có lớp đất mặt sâu, thoát nước, nhiều ánh sáng ở vùng trung du và đồng bằng.
 
 
Ông Nguyễn Thanh Đàn, PGĐ HTX Tân Hưng Thịnh cùng kiểm tra mô hình sâm thổ hào
 
Số lượng hạt để sản xuất 1 ha dược liệu sâm Báo từ 8-10 kg. Trước khi gieo giống phải phơi trong nắng nhẹ 1-2 giờ, sau đó ngâm trong nước ấm khoảng 1-2 giờ, vớt ra dội lại bằng nước lã cho đến khi thấy nước thải ra trong, để ráo nước và đưa vào ủ nóng, khoảng 2-3 ngày hạt có hiện tượng nứt nanh trắng ngà tiến hành gieo thẳng ra ruộng sản xuất dược liệu đại trà.
 
 
 
Với mong muốn phục tráng lại giống sâm quý và tạo điều kiện để bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém năng suất sang trồng cây sâm để tăng thêm thu nhập. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Chương đã khuyến khích bà con trồng thử nghiệm, hiện ở xã Thanh Hà đang có 3 hộ dân tham gia mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng này.
 
 
Bước đầu giống sâm phát triển tốt nên bà con nông dân rất phấn khởi. Để tiêu thụ sản phẩm, xã Thanh Hà liên kết với HTX Tân Hưng Thịnh và nhà thuốc gia truyền Thảo Nguyên bao tiêu đầu ra cho bà con nông dân.
 

Nguồn tin: Theo Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay18,686
  • Tháng hiện tại294,102
  • Tổng lượt truy cập15,015,160
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây