Việt Nam có đội ngũ doanh nhân lên đến 10 triệu người

Thứ năm - 12/10/2023 12:37 0
Theo Chủ tịch VCCI, Việt Nam hiện có đội ngũ doanh nhân là lãnh đạo doanh nghiệp đạt 2-3 triệu người; nếu tính cả những người làm kinh doanh thì đội ngũ doanh nhân có thể đạt tới 10 triệu người.
Tại hội nghị toàn quốc các hiệp hội doanh nghiệp và giới doanh nhân Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, nếu doanh nghiệp là lực lượng chủ lực trong xây dựng kinh tế, thì doanh nhân chính là lực lượng nòng cốt giữ vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành đội ngũ doanh nghiệp của đất nước.
Chủ tịch VCCI cho rằng với số lượng doanh nghiệp hiện nay, đội ngũ doanh nhân là lãnh đạo doanh nghiệp đã đạt 2-3 triệu người; nếu tính tất cả những người làm kinh doanh, những hộ kinh doanh cá thể thì đội ngũ doanh nhân có thể đạt tới 10 triệu người.
Chính vì vậy, doanh nhân là nguồn nhân lực đặc biệt của đất nước, có vai trò quan trọng trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập của nước Việt Nam thời kỳ mới.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Theo khảo sát của VCCI, những khó khăn hàng đầu mà doanh nghiệp đang gặp phải là tiếp cận tín dụng có nhiều trở ngại, tình hình thị trường bị thu hẹp với khó khăn trong tìm kiếm khách hàng và tác động tiêu cực của dịch Covid-19 vẫn còn kéo dài.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại hội nghị (Ảnh: VCCI).
 
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An cho biết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa chính thức ký ban hành Nghị quyết mới về xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới, thay Nghị quyết 09 được ban hành cách đây gần 12 năm.
Cụ thể, về quan điểm, Nghị quyết 41 xác định đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng. Theo ông Đỗ Ngọc An, đây là điểm tương tự Nghị quyết 09 nhưng có bổ sung thêm "là một trong những lực lượng nòng cốt" góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Đồng thời, Nghị quyết 41 cũng tôn vinh, cổ vũ đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, thượng tôn pháp luật, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông cho biết ông đã làm việc với 30 hiệp hội để lắng nghe các khó khăn, vướng mắc, tâm tư nguyện vọng của các doanh nghiệp, cảm nhận tình hình mới nhất trong 9 tháng và sẽ được thể hiện trong báo cáo của Bộ KH&ĐT.
"Có thể thấy, năm 2022 và 9 tháng năm 2023, chúng ta còn rất nhiều khó khăn. Chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ với rất nhiều khó khăn như việc hoàn thuế VAT, các rào cản pháp lý, hay các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện... Hy vọng sau cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ doanh nhân sẽ có chỉ đạo để các bộ, ngành tiếp tục phối hợp, tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp", Thứ trưởng nhấn mạnh.

 

Nguồn tin: Theo Dân trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm39
  • Hôm nay13,886
  • Tháng hiện tại276,868
  • Tổng lượt truy cập14,997,926
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây