Nhiều chính sách mới về công chức, viên chức có hiệu lực từ tháng 4.2023

Thứ hai - 03/04/2023 05:32 0
Nhiều chính sách về công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội sẽ chính thức có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 1.4.2023.
Nhiều chính sách mới về công chức, viên chức có hiệu lực từ tháng 4.2023
Sẽ tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức mỗi năm 2 lần. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn.

COVID-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Thông tư 02/2023/TT-BYT đã bổ sung COVID-19 vào danh sách bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Cụ thể, bệnh COVID-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.

Người lao động làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 bao gồm:

Người làm tại cơ sở y tế; Người làm trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa vi rút SARS-CoV-2; Người làm công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

Thi tuyển công chức, đã đạt kiểm định đầu vào thì không phải thi vòng 1

Cụ thể, theo Nghị định 06/2023, việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hằng năm.

Trước ngày 31.1 hằng năm, Bộ Nội vụ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Người tham gia thi kiểm định sẽ thực hiện theo hình thức trắc nghiệm trên máy vi tính, với nội dung là đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.

Đáng chú ý, việc tổ chức thi vòng 1 trong thi tuyển công chức tiếp tục được thực hiện theo Nghị định số 138/2020 đến hết ngày 31.7.2024.

Trong thời gian này, người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định tại Nghị định này khi tham gia thi tuyển công chức không phải thực hiện thi vòng 1.

Kể từ ngày 1.8.2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định.

Xếp lương viên chức chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa

Thông tư 02/2023 của Bộ VHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và các cách xếp lương viên chức chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 10-4 tới đây.

Thông tư mới quy định ba chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa bao gồm: Tuyên truyền viên văn hóa chính, tuyên truyền viên văn hóa, tuyên truyền viên văn hóa trung cấp.

Các chức danh nghề nghiệp nêu trên được áp dụng Bảng 3 - Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định 204/2004.

Cụ thể, tuyên truyền viên văn hóa chính được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38; tuyên truyền viên văn hóa được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; tuyên truyền viên văn hóa trung cấp được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Nguồn tin: Theo Báo Lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay6,899
  • Tháng hiện tại344,222
  • Tổng lượt truy cập11,708,657
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây