Nghệ An tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng, hình ảnh sản phẩm OCOP

Thứ sáu - 20/10/2023 13:11 0
Ngày 18/10, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Văn bản số 8827/UBND-NN về việc tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) trên địa bàn Nghệ An đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Đến nay toàn tỉnh đã có 422 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng từ 3 sao trở lên, trong đó có 380 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 41 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 1 sản phẩm đạt hạng 5 sao.

bna_gian hang(1).jpg
Lãnh đạo tỉnh tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của Nghệ An. Ảnh: Xuân Hoàng

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Đến tháng 9/2023 mới có 5 huyện đã tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm mới đợt 1 năm 2023, gồm: Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu và Đô Lương; có 7 huyện, thành thị tổ chức đánh giá phân loại lại sản phẩm hết hạn 36 tháng, gồm: Yên Thành, Quỳ Châu, Nam Đàn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai và TP Vinh; một số sản phẩm sau khi được công nhận đạt OCOP 3 sao nhưng không mở rộng được sản xuất và khó tiếp cận được thị trường; công tác quản lý sản phẩm OCOP sau khi được công nhận vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định...

Để sản phẩm OCOP tiếp tục phát triển đi vào chiều sâu, hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra, từng bước xây dựng thương hiệu, hình ảnh sản phẩm OCOP Nghệ An, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số nội dung:

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp - PTNT, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Nghệ An, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An, Trung tâm xúc tiến đầu tư; Thương mại và Du lịch, Liên minh hợp tác xã tỉnh, căn cứ nhiệm vụ phân công tại Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 24/4/2023 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án "Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025" để tổ chức thực hiện kịp thời, nghiêm túc các nội dung liên quan.

Phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện và phát triển sản phẩm, trong đó ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm đã được công nhận OCOP đạt hạng 3 sao trở lên có quy mô sản xuất nhỏ, khó đáp ứng thị trường, tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo số lượng, chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cục Quản lý thị trường Nghệ An tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm đối với các chủ thể có sản phẩm OCOP (nếu có).

bna_ocop.jpg
Những sản phẩm OCOP của huyện Diễn Châu. Ảnh: Xuân Hoàng

UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ nhiệm vụ phân công tại Quyết định số 1117/QĐ-UBND ngày 24/4/2023 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án "Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025", các địa phương tập trung chỉ đạo triển khai kế hoạch Chương trình OCOP đảm bảo theo mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

Khẩn trương hoàn thiện việc đánh giá lại các sản phẩm đã được công nhận quá 36 tháng, trường hợp đánh giá lại không đạt, hoặc các chủ thể có sản phẩm đã hết hạn không đề xuất đánh giá thì báo cáo gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chỉ đạo các phòng chuyên môn tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện phát triển sản phẩm, trong đó ưu tiên hỗ trợ các chủ thể sau khi được công nhận OCOP đạt hạng 3 sao trở lên có quy mô sản xuất nhỏ khó đáp ứng thị trường tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo số lượng, chất lượng từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời quan tâm công tác quy hoạch vùng nguyên liệu, lựa chọn sản phẩm truyền thống, đặc trưng, sản phẩm bản địa,... để phát triển sản phẩm OCOP.

Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, công nhận các sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao tuyệt đối không chạy theo số lượng, không công nhận đối với các sản phẩm chưa đạt yêu cầu.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm OCOP đã được đánh giá và công nhận; kiên quyết thu hồi hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi, xử lý các sản phẩm OCOP không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm so với quy định.

Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng Logo OCOP, tem nhãn, mẫu mã bao bì và cương quyết xử lý, cung cấp thông tin rộng rãi đến người tiêu dùng, các đơn vị phân phối và cơ quan quản lý thị trường đối với những chủ thể OCOP cố tình sử dụng không đúng quy định.

Chỉ đạo các phòng chuyên môn kiểm tra, hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng năm 2023 theo Quyết định số 148QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời tổ chức thực hiện nghiêm túc, định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện Chương trình OCOP về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.

Nguồn tin: Theo Bao Nghe An:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay9,200
  • Tháng hiện tại361,749
  • Tổng lượt truy cập11,726,184
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây