Cánh đồng liên kết thiếu đầu ra

Thứ ba - 24/09/2019 22:15 0
"Một là, mỗi cánh đồng phải liên kết được đầu vào; hai là nông dân phải tự liên kết SX theo hình thức tổ hợp tác hoặc HTX kiểu mới; ba là có đầu ra ổn định cho hạt lúa để SX bền vững chứ không nên chạy theo thành tích", PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nói.
undefined

Việc xây dựng và phát triển cánh đồng mẫu lớn (CĐML) hay cánh đồng liên kết là hướng phát triển tích cực. Để cánh đồng mang lại hiệu quả thiết thực và phát triển được bền vững thì các địa phương phải tính toán cụ thể.

Trong thời gian qua, cánh đồng liên kết đã làm được 2 việc: Liên kết nông dân lại với nhau cùng trồng giống lúa, gieo sạ đồng loạt, quản lý dịch hại theo phương pháp IPM... Liên kết với DN phân bón, thuốc BVTV, lúa giống... đầu tư theo phương thức trả chậm.

Cánh đồng liên kết ở Trà Vinh

Ông Lữ Khắc Hồi, Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Châu Thành, Trà Vinh) cho biết: Đa Lộc có 3.236 ha đất SX, chủ yếu là trồng lúa và cánh đồng liên kết được hình thành từ vụ HT 2011 tại ấp Thanh Trì A và Thanh Trì B. 2 ấp này có tổng diện tích trên 825 ha, có 856 hộ với 3.295 khẩu; trong đó 684 hộ trực tiếp SX, người dân tộc chiếm đến 79,7%.

Cánh đồng liên kết được hình thành trên nền của mô hình SX lúa chất lượng cao. Do là vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer nên lúc mới thực hiện mô hình chỉ có 24 hộ dân tham gia SX 32,4 ha, trong đó 5 hộ làm 7 ha lúa giống. Ngay vụ HT 2011, năng suất lúa trong mô hình cao hơn ngoài mô hình từ 0,5 - 1 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí lãi hơn 13 triệu đồng.

Các vụ sau, số người tự nguyện tham gia cánh đồng liên kết tăng gấp đôi. Qua 8 vụ SX đã phát triển được hơn 300 ha với 323 thành viên tham gia 19 tổ hợp tác. Kỹ thuật sạ hàng vẫn được bà con phát huy trên diện tích khoảng 250/300 ha. Lợi nhuận trong mô hình liên kết cao hơn ngoài mô hình từ 4 triệu đồng/ha trở lên.

Ông Hồi nói: Cty CP BVTV An Giang cung ứng thuốc BVTV giá bằng đại lý cấp 1 phân phối, giảm được 10%; cơ sở SX lúa giống Chín Táo (Châu Thành, Trà Vinh) đầu tư hạt giống lúa xác nhận... Khi đã liên kết DN tham gia đầu vào và đã giải được bài toán thiếu vốn SX cho hộ tham gia mô hình.

Nhiều hộ thoát được cảnh đi vay tiền nóng mua vật tư nông nghiệp hoặc ghi nợ chịu lãi suất... Bên cạnh những thuận lợi thì mô hình liên kết vẫn thiếu DN ký kết đầu ra cho sản phẩm. Không chỉ ở Trà Vinh mà hầu hết các mô hình liên kết ở khu vực Đông Nam bộ đang phải "đốt đèn" kiếm DN ký kết đầu ra.

Ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở NN-PTNT Long An cho rằng: Để cánh đồng liên kết phát triển ổn định và bền vững mấu chốt là phải giải quyết được khâu tiêu thụ sản phẩm. Nông dân phải phối hợp SX quy mô hợp lý theo từng vùng để đảm bảo cung cầu. Muốn bán hàng được giá buộc phải liên kết với DN và phải có sự gắn bó của chính quyền.

Mặt khác, những đơn vị có chức năng XK cần phải tham gia xây dựng vùng nguyên liệu trong cánh đồng liên kết. Khi hệ thống DNXK gạo tham gia ký kết sẽ khắc phục ngay tình trạng tồn đọng lúa trong dân. Lúa đến ngày thu hoạch bắt buộc DN phải mua vì đã ký hợp đồng. Chính phủ không cần đưa ra thời gian quy định thu mua tạm trữ để bình ổn giá lúa.

DN sẽ không còn mua gạo mà tập trung thu mua lúa trên cánh đồng liên kết, tránh được tình trạng kho gạo nhỏ chuyển sang kho gạo lớn theo kế hoạch dự trữ. Khi DNXK gạo thuộc hệ thống lương thực VN tham gia càng nhiều CĐML thì sản lượng tiêu thụ ổn định. Số lượng lúa không tham gia CĐML sẽ tiêu thụ nội địa hoặc vệ tinh cho hệ thống tiêu thụ tiểu ngạch. Cánh đồng liên kết là cơ sở để nông dân hình thành tổ HTT, HTX.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay10,730
  • Tháng hiện tại343,691
  • Tổng lượt truy cập11,348,077
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây