Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 – 2030.

Thứ bảy - 11/11/2023 02:31 0
Đó là một trong những mục tiêu UBND tỉnh đề ra tại Quyết định số 3238/QĐ-UBND được ban hành vào ngày 10/10 về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 – 2030.

Khôi phục, bảo tồn được ít nhất 01 nghề truyền thống và 01 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền vào năm 2025

Đề án được ban hành nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, vùng, miền, địa phương khác nhau. Đồng thời khơi dậy tiềm năng, lợi thế, giá trị truyền thống mang dấu ấn, thương hiệu của địa phương và quốc gia thông qua phát triển sản phẩm của các làng nghề, đặc biệt là sản phẩm của làng nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo gắn với việc phong tặng, tôn vinh và phát triển đội ngũ các nghệ nhân, thợ giỏi, lành nghề và người lao động ở các địa phương, làng nghề, làng nghề truyền thống. 

Phát triển làng nghề gắn với thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tăng trưởng xanh, phát triển mô hình sản xuất tuần hoàn khép kín tiết kiệm nguyên liệu, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ số trong quản lý, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm của làng nghề. Huy động tối đa các nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của Nhà nước để bảo tồn và phát triển làng nghề. Phát triển hài hòa các cơ sở ngành nghề quy mô vừa và nhỏ, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề, kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống để phát huy hiệu quả sản xuất, kinh doanh. 

Mục tiêu cụ thể được xác định: Khôi phục, bảo tồn được ít nhất 01 nghề truyền thống và 01 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền vào năm 2025; khôi phục, bảo tồn được ít nhất 02 nghề truyền thống và 02 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền vào năm 2030. Công nhận mới ít nhất 18 làng nghề, ít nhất 01 làng nghề truyền thống, trong đó có 02 làng nghề gắn với du lịch năm 2025; công nhận mới ít nhất 30 làng nghề, 3 làng nghề truyền thống, trong đó có 04 làng nghề gắn với du lịch năm 2030. Trên 70% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả năm 2025 và trên 80% vào năm 2030. Có ít nhất 80% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản năm 2025 và có ít nhất 95% vào năm 2030.

Phấn đấu mỗi năm tổ chức từ 03-04 lớp dạy nghề, truyền nghề tại các làng nghề đến năm 2025 và 02-03 lớp đến năm 2030. Có ít nhất 01 làng nghề truyền thống,  6 làng nghề có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2025 và 01 làng nghề truyền thống, 12 làng nghề có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình OCOP vào năm 2030. Nâng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề đạt khoảng 7 triệu USD/năm vào năm 2025 và đạt khoảng 8,5 triệu USD/năm vào năm 2030...

Phấn đấu có ít nhất 18 làng nghề được UBND tỉnh công nhận trong giai đoạn 2023-2025

UBND tỉnh đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm gồm: Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và vai trò nghệ nhân, thợ giỏi; bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn một cách bền vững và đảm bảo môi trường sinh thái; bảo tồn và phát triển làng nghề đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch cộng đồng và xây dựng nông thôn mới; bảo tồn và phát triển các làng nghề phải mang tính đa giá trị và gắn với thị trường tiêu thụ.

Trong đó, duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, tạo nòng cốt thúc đẩy công tác đào tạo, truyền nghề, thực hành nghề thủ công truyền thống, lan tỏa các giá trị của di sản văn hóa nghề truyền thống trong cộng đồng, đặc biệt đối với thế hệ trẻ để bảo tồn, phát triển kỹ năng nghề truyền thống, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm, tác phẩm mới có giá trị. Sưu tầm, lưu giữ và tổ chức trưng bày các tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của các nghệ nhân, thợ giỏi, nghệ nhân tiêu biểu các cấp. Tổ chức lựa chọn để đề nghị Trung ương phong tặng, tôn vinh các danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, bảng vàng gia tộc nghề truyền thống Việt Nam và các sản phẩm làng nghề tiêu biểu. 

Rà soát chuyển đổi một số làng nghề khó khăn về thị trường thông qua sự hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho các làng nghề được phục hồi và phát triển. Hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ, cải tiến mẫu mã, kiểm tra chất lượng sản phẩm; tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước thông qua các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin thị trường. 

Phục hồi, tôn tạo các di tích liên quan đến giá trị văn hóa nghề, làng nghề truyền thống (không gian làm nghề, cảnh quan làng nghề,...); khôi phục, tổ chức các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, phát huy các giá trị văn hóa của nghề và làng nghề trong xây dựng môi trường du lịch văn hóa. Sản phẩm có đóng góp vào bảo tồn văn hóa truyền thống như: Dệt Thổ Cẩm, Đan lát, các lễ hội: Pu Nhạ Thầu (Kỳ Sơn); Đền 9 Gian (Quế Phong); Đền Vạn (Tương Dương); Làng Vạc (thị xã Thái Hòa); sản xuất muối ở Quỳnh Lưu... 

Phát triển các đặc sản, sản phẩm làng nghề gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, như: Các sản phẩm Mây tre đan, Thổ cẩm ở các huyện miền núi; Rươi ở huyện Hưng Nguyên; Nhút, Trám Thanh Chương; Lươn Yên Thành; Tương Nam Đàn. Các sản phẩm chế biến từ tôm, cá biển, nước mắm, lạc ở Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai,... gắn với phát triển du lịch và góp phần xây dựng nông thôn mới của địa phương. 

Khôi phục, bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa truyền thống trong sản phẩm, bí quyết nghề, đồng thời thiết kế những sản phẩm mới phù hợp với thị trường, nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ cảnh quan, môi trường làng nghề. Khôi phục và phát triển nghề sản xuất phi nông nghiệp phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế và hướng phát triển của địa phương. Trong giai đoạn 2023-2025, có ít nhất 18 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, tập trung ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Kỳ Sơn... Trong giai đoạn 2026-2030, có ít nhất 30 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, tập trung ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Kỳ Sơn... 

UBND tỉnh cũng đề ra 10 giải pháp thực hiện gồm: Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các làng nghề; tăng cường ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, khuyến khích sự sáng tạo trong các làng nghề; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, cải tiến mẫu mã, hoàn thiện sản phẩm của làng nghề, nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm OCOP và phát triển du lịch; xây dựng chuỗi giá trị trong các làng nghề và hợp tác cộng đồng; duy trì và phát triển vùng nguyên liệu phục vụ làng nghề.

Đồng thời, khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền và khuyến khích kế thừa nghề truyền thống của gia đình, dòng họ; hỗ trợ phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả và làng nghề mới; tăng cường quản lý nhà nước và rà soát, hoàn thiện chính sách góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề; quy hoạch khu sản xuất, làng nghề trong các cụm công nghiệp và quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với điểm du lịch làng nghề và xây dựng các dự án ưu tiên.

File đính kèm

Tác giả bài viết: Phòng KTTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập61
  • Hôm nay7,696
  • Tháng hiện tại88,311
  • Tổng lượt truy cập14,809,369
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây