Xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ là một địa phương phần lớn là đồng bào dân tộc Thái chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp nhất là trồng tre lấy măng và trồng Keo lai.
Để tạo sinh kế bền vững cho người dân và chống biến đổi khí hậu, năm 2023 các chuyên gia Dự án “Quyết định lâm nghiệp có cơ sở, quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng cho rừng trồng quy mô nhỏ ở Việt Nam” (AIN 8748) và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu miền Trung (Điều phối viên Quốc gia của Dự án) có chuyến khảo sát, nghiên cứu xây dựng mô hình nông – lâm kết hợp tại 4 hợp tác tham gia dự án. Sau chuyến khảo sát ban quản lý dự án AIN 8748 đã lựa chọn xây dựng mô hình nông lâm kết hợp (tre lấy măng – keo lai) tại hợp tác xã nông nghiệp Tiên Kỳ (xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ)
Giảng viên hướng dẫn các hộ gia đình kỹ thuật trồng tre lấy măng
Các học viên trao đổi tại lớp tập huấn
Đây là 20 hộ gia đình có diện tích rừng trồng và diện tích đất trồng tre lấy măng tham gia xây dựng mô hình. Sau khi được tập huấn các hộ gia đình đã tiến hành xử lý thực bì, đào hố bón phân đúng theo kỹ thuật.
Ngày 23/12/2024 hợp tác xã đã trực tiếp giao cây giống tre lấy măng cho các hộ để trồng.
Hợp tác xã giao cây giống tre lấy măng cho các hộ để trồng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lang Văn Phúc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiên Kỳ, cho biết, người dân nơi đây biết trồng keo sau 5 năm mới có thu hoạch và chỉ thu hoạch được một lần nhưng lại không biết trồng cây gì với keo (trồng ven suối, chân đồi keo) để tăng thêm thu nhập hàng năm. Nay được Dự án hỗ trợ xây dựng mô hình trồng Tre – Keo sau 3 năm tre đã cho thu hoạch và thời gian thu hoạch có thể kéo dài nhiều năm đáp ứng được mong muốn của người dân nơi đây.