Liên minh Hợp tác xã Nghệ An

http://lienminhhoptacxanghean.org.vn


Cách sử dụng vốn vay hiệu quả của thanh niên Lê Văn Hưng ở Nghĩa Đàn

Với đức tính cần cù, chịu khó và biết cách sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả trong chăn nuôi, anh Lê Văn Hưng, dân tộc Thổ, ở xóm Màn, xã Nghĩa Thọ (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) đã vươn lên thoát nghèo, tạo hiệu ứng tích cực trong phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp.

Ông Lê Hồng Tuyên, Giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Đàn kiểm tra sử dụng nguồn vốn vay tại hộ chăn nuôi và sản xuất dê của anh Lê Văn Hưng.
Ông Lê Hồng Tuyên, Giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Đàn kiểm tra sử dụng nguồn vốn vay tại hộ chăn nuôi và sản xuất dê của anh Lê Văn Hưng.

Là con thứ 7 trong gia đình có 8 anh chị em, anh Lê Văn Hưng, sinh năm 1987, một trong những đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) đã khởi nghiệp thành công nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ giải quyết việc làm từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện (NHCSXH) Nghĩa Đàn.

Anh Hưng chia sẻ, sau khi học xong THPT, anh đã chọn con đường làm thuê ở các cơ sở nuôi lươn trong các tỉnh miền Nam, nhưng cuộc sống vẫn bấp bênh, khó khăn. Lúc này, anh bắt đầu ý thức được rằng, chỉ có con đường phát triển kinh tế mới đem lại thu nhập ổn định cho bản thân mình và gia đình.
Sau khi học được kinh nghiệm nuôi lươn, anh Hưng quyết định trở về quê hương mở cơ sở sản xuất nuôi lươn. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm, không có vốn để đầu tư nên cả 4-5 bể nuôi lươn chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Đến năm 2018, anh được Huyện đoàn Nghĩa Đàn tạo điều kiện tín chấp cho vay vốn từ nguồn vốn cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Với nguồn vốn 50 triệu đồng, anh đã mở rộng diện tích nuôi lươn và đã cho hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ vậy, anh còn chuyển giao, hỗ trợ cho 6-7 hộ gia đình khác trên địa bàn địa phương nuôi lươn hiệu quả.
Anh Lê Văn Hưng vươn lên thoát nghèo nhờ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội.
Anh Lê Văn Hưng vươn lên thoát nghèo nhờ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội.
Cũng trong thời gian đó, anh tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu trên mô hình chăn nuôi dê nhập khẩu từ Thái Lan về. Dê nhập khẩu nuôi ở địa phương có sức đề kháng tốt, giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại dê khác trên thị trường hiện tại. 
Năm 2019, sau khi đã trả xong số nợ, anh Hưng mạnh dạn vay tiếp 80 triệu đồng từ chương trình hỗ trợ giải quyết việc của NHCSXH huyện, cùng với số vốn tích cóp được để đầu tư mua 50 con dê nhập khẩu từ Thái Lan về. Anh xây dựng trang trại với diện tích 600m2 để chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt bán ra thị trường.

Bằng sự kiên trì, chịu khó, tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và tìm hiểu cách thức từ chăn nuôi, anh Hưng đã phát triển đàn dê lên đến 400 con. Anh cũng mở rộng diện tích lên gần 1000m2, thường xuyên cung cấp giống và thịt cho thị trường. Với việc phát triển chăn nuôi, kết hợp trồng trọt tạo thu nhập cho gia đình, mỗi năm, anh Hưng thu về 500 triệu đồng. Không chỉ thoát nghèo, mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Hưng còn góp phần tạo công ăn việc làm thường xuyên cho nhiều lao động tại địa phương với thu nhập tương đối ổn định.

Gói vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm từ NHCSXH có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người dân, đặc biệt là tầng lớp ĐVTN như chúng tôi. Vốn vay phù hợp, lãi suất thấp, thời gian vay dài hạn mà không phải thế chấp nên người dân được tạo nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế”, anh Hưng cho biết.
Nhờ sự nỗ lực bản thân và sự hỗ trợ từ nguồn vốn ưu đãi, mỗi năm gia đình anh Hưng thu về 500 triệu đồng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Nhờ sự nỗ lực bản thân và sự hỗ trợ từ nguồn vốn ưu đãi, mỗi năm gia đình anh Hưng thu về 500 triệu đồng, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

​​​​​​Ông Lê Hồng Tuyên, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Đàn cho biết: Chương trình cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH đã góp phần giúp nhiều hộ dân, đặc biệt là ĐVTN người DTTS trên địa bàn huyện có thêm nguồn lực phát triển các mô hình kinh tế. Nhiều hộ dân, ĐVTN người DTTS đã tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

Với những hiệu quả đem lại từ mô hình chăn nuôi và sản xuất, anh Lê Văn Hưng nhiều năm liền được công nhận là đoàn viên, thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi của xã. Năm 2020, anh đạt danh hiệu thanh niên tiêu biểu, làm ăn kinh tế giỏi của toàn huyện. Anh cũng là tấm gương điển hình về vay vốn NHCSXH sử dụng vốn vay đúng mục đích và phát huy tốt hiệu quả đồng vốn.

Đến 31/10/2021, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Nghĩa Đàn đang triển khai 14 chương trình với tổng dư nợ là 501,4 tỷ đồng với hơn 11.000 hộ được vay vốn, trong đó, dư nợ chương trình cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn huyện đạt trên 9,8 tỷ đồng với 254 hộ được vay vốn. Trong đó, dư nợ ủy cho vay đoàn viên, thanh niên người DTTS trên 1,3 tỷ đồng với 22 hộ được vay vốn. Các hộ gia đình vay vốn đều sử dụng vốn vay vào xây dựng trang trại, gia trại trồng cây ăn quả, chăn nuôi và sản xuất, kinh doanh… Đồng vốn sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, từ đó nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây